QUY ĐỊNH TẠM THỜI VỀ ĐÁNH GIÁ HỌC PHẦN
ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC
(Theo hệ thống tín chỉ)
I. QUY ĐỊNH ĐÁNH GIÁ
1. Các học phần chỉ có lý thuyết hoặc có cả lý thuyết và thực hành
1.1. Các học phần chỉ có lý thuyết
Điểm tổng hợp đánh giá học phần (gọi tắt là điểm học phần-ĐHP) bao gồm: Điểm đánh giá quá trình (ĐQT1) chiếm trọng số 30% và điểm thi kết thúc học phần (ĐTHP) chiếm trọng số 70%. Điểm học phần được chấm theo thang điểm 10 (từ 0 đến 10), làm tròn đến một chữ số thập phân và tính theo công thức sau:
1.1.1. Điểm quá trình của các học phần chỉ có lý thuyết (ĐQT1)
Điểm quá trình bao gồm: Điểm chuyên cần và thái độ tham gia học tập (Đcc), điểm kiểm tra quá trình học tập (Đkt). Điểm quá trình được chấm theo thang điểm 10 (từ 0 đến 10), làm tròn đến một chữ số thập phân và tính theo công thức sau:
* Cách đánh giá điểm chuyên cần và thái độ tham gia học tập (Đcc)
Số tiết nghỉ học so với số tiết quy định của học phần | Mức cho điểm |
Không vắng | 10 điểm |
Vắng học ≤ 10% | 7-9 điểm |
Vắng học > 10% - 15% | Từ 5-7 điểm |
Vắng học > 15% - 20% | Từ 3-5 điểm |
Vắng học > 20% - 30% | Từ 0-3 điểm |
Vắng học > 30% | Không được thi |
Chú thích:
- Nghỉ học có lý do thì lấy điểm cận trên.
- Nghỉ học không có lý do thì lấy điểm cận dưới.
* Cách đánh giá điểm kiểm tra quá trình học tập (Đkt)
- Kiểm tra thường xuyên là kiểm tra tín chỉ (mỗi tín chỉ kiểm tra 1 lần), thời gian kiểm tra cho mỗi tín chỉ không quá 10 phút;
- Kiểm tra giữa học phần 1 lần khi giảng được trên 50% số giờ của học phần đó, thời gian kiểm tra giữa học phần không quá 30 phút;
- Điểm kiểm tra quá trình học tập là điểm trung bình cộng của điểm kiểm tra thường xuyên và điểm kiểm tra giữa học phần. Điểm kiểm tra quá trình học tập được chấm theo thang điểm 10 (từ 0 đến 10), làm tròn đến một chữ số thập phân.
- Hình thức kiểm tra quá trình học tập do giảng viên trực tiếp giảng dạy và Khoa, Bộ môn quy định.
1.1.2. Điểm thi kết thúc học phần (ĐTHP)
Điểm thi kết thúc học phần chấm theo thang điểm 10 (từ 0 đến 10), làm tròn đến một chữ số thập phân, do hai giảng viên chấm, tuân thủ các quy định về tổ chức kỳ thi, ra đề, chấm thi của quy chế 43.
1. 2. Các học phần có cả lý thuyết và thực hành tại phòng thí nghiệm
Điểm tổng hợp đánh giá học phần (gọi tắt là điểm học phần-ĐHP) bao gồm: Điểm đánh giá quá trình (ĐQT2) chiếm trọng số 30% và điểm thi kết thúc học phần (ĐTHP) chiếm trọng số 70%. Điểm học phần được chấm theo thang điểm 10 (từ 0 đến 10), làm tròn đến một chữ số thập phân và tính theo công thức sau:
1.2.1. Điểm quá trình của các học phần có cả lý thuyết và thực hành phòng thí nghiệm (ĐQT2)
Điểm quá trình bao gồm: Điểm chuyên cần và thái độ tham gia học tập (Đcc), điểm kiểm tra quá trình học tập (Đkt), điểm kiểm tra quá trình thực hành (Đktth). Điểm quá trình được chấm theo thang điểm 10 (từ 0 đến 10), làm tròn đến một chữ số thập phân và tính theo công thức sau:
Chú thích:
+ Phần lý thuyết: Điểm chuyên cần và thái độ học tập, điểm kiểm tra quá trình học tập được đánh giá như (mục 1.1).
+ Phần thực hành: Sinh viên phải tham gia đầy đủ các buổi thực hành. Trung bình cộng điểm của các bài thực hành trong học kỳ, được làm tròn đến một chữ số thập phân là điểm phần thực hành. Điểm phần thực hành được chấm theo thang điểm 10 (từ 0 đến 10), sinh viên phải đạt từ 5,5 điểm trở lên mới được thi kết thúc học phần.
1.2.2. Điểm thi kết thúc học phần (ĐTHP)
Điểm thi kết thúc học phần chấm theo thang điểm 10 (từ 0 đến 10), làm tròn đến một chữ số thập phân, do hai giảng viên chấm, tuân thủ các quy định về tổ chức kỳ thi, ra đề, chấm thi của quy chế 43.
1.3. Các học phần có cả lý thuyết và thực hành lâm sàng tại bệnh viện
Điểm tổng hợp đánh giá học phần (gọi tắt là điểm học phần-ĐHP) bao gồm: Điểm đánh giá quá trình (ĐQT3) chiếm trọng số 50% và điểm thi kết thúc học phần (ĐTHP) chiếm trọng số 50%. Điểm học phần được chấm theo thang điểm 10 (từ 0 đến 10), làm tròn đến một chữ số thập phân và tính theo công thức sau:
1.3.1. Điểm quá trình của các học phần có cả lý thuyết và thực hành lâm sàng tại bệnh viện(ĐQT3)
Điểm quá trình bao gồm: Điểm chuyên cần và thái độ tham gia học tập (Đcc), điểm kiểm tra quá trình học tập (Đkt), điểm kiểm tra quá trình thực hành (Đktth). Điểm quá trình học được chấm theo thang điểm 10 (từ 0 đến 10), làm tròn đến một chữ số thập phân và tính theo công thức sau:
Chú thích:
+ Phần lý thuyết: Điểm chuyên cần và thái độ học tập, điểm kiểm tra quá trình học tập được đánh giá như (mục 1.1).
+ Phần thực hành: Sinh viên phải tham gia đầy đủ các buổi thực hành. Điểm kiểm tra thực hành (Đktth) bao gồm: Điểm thi bệnh án, điểm thực hành kỹ năng lâm sàng, điểm hỏi bệnh án và hỏi kỹ năng lâm sàng. Điểm phần thực hành được chấm theo thang điểm 10 (từ 0 đến 10), làm tròn đến một chữ số thập phân. Sinh viên phải đạt từ 5,5 điểm trở lên mới được thi kết thúc học phần.
1.3.2. Điểm thi kết thúc học phần (ĐTHP)
Điểm thi kết thúc học phần chấm theo thang điểm 10 (từ 0 đến 10), làm tròn đến một chữ số thập phân, do hai giảng viên chấm, tuân thủ các quy định về tổ chức kỳ thi, ra đề, chấm thi của quy chế 43.
2. Các học phần thực hành
2.1. Các học phần thực hành tại phòng thí nghiệm
- Sinh viên phải tham gia đầy đủ các buổi thực hành.
- Trung bình cộng điểm của các bài thực hành trong học kỳ,được làm tròn đến một chữ số thập phân là điểm của học phần này. Điểm kết thúc học phần thực hành được chấm theo thang điểm 10 (từ 0 đến 10), làm tròn đến một chữ số thập phân.
2.2. Các học phần thực hành lâm sàng tại bệnh viện
- Sinh viên phải tham gia đầy đủ các buổi thực hành.
- Điểm học phần (ĐHP) bao gồm: Điểm thi bệnh án, điểm thực hành kỹ năng lâm sàng, điểm hỏi bệnh án và hỏi kỹ năng lâm sàng. Điểm học phần được chấm theo thang điểm 10 (từ 0 đến 10), làm tròn đến một chữ số thập phân.
2.3. Các học phần thực hành cộng đồng (tại thực địa)
- Sinh viên phải tham gia đầy đủ các buổi thực hành.
- Điểm học phần (ĐHP) bao gồm: Điểm của bài thu hoạch cuối đợt thực tập, điểm về kết quả thực hiện các chủ đề tại cộng đồng, điểm hỏi về kỹ năng thực hiện tại cộng đồng. Điểm học phần được chấm theo thang điểm 10 (từ 0 đến 10), làm tròn đến một chữ số thập phân.
Chú thích: Sinh viên chưa tham gia đầy đủ các buổi thực hành (có lý do chính đáng) thì phải được khoa, bộ môn và Trưởng phòng Đào tạo Đại học cho phép mới được học lại các buổi thực hành vắng.
II. HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN
1. Căn cứ vào quy định tạm thời này Ban Chủ nhiệm các Khoa, Bộ môn, Cán bộ giảng dạy phổ biến cho sinh viên biết nội dung học tập, thi, kiểm tra ngay từ buổi đầu tiên giảng dạy học phần đó.
2. Phòng Đào tạo Đại học thiết kế các biểu bảng như bảng theo dõi chuyên cần, bảng đánh giá quá trình, bảng ghi kết quả học phần... xây dựng modul phần mềm để tính điểm học phần, tạo điều kiện thuận lợi cho các Khoa, Bộ môn và giảng viên thực hiện việc đánh giá.
3. Điểm đánh giá quá trình học tập (ĐQT) do giảng viên và Khoa, Bộ môn thực hiện. Gửi kết quả điểm quá trình cho Phòng Đào tạo Đại học sau khi kết thúc học phần đó 10 ngày. Bảng ghi kết quả điểm quá trình, điểm học phần được lập thành 2 bảng, có chữ ký của cán bộ giảng dạy và Ban chủ nhiệm Khoa, Bộ môn (lưu ở Khoa, Bộ môn: 1 bảng, Phòng Đào tạo Đại học: 1 bảng).
4. Tổ chức kỳ thi kết thúc học phần Nhà trường sẽ có lịch thông báo cụ thể trong từng học kỳ và hướng dẫn ra đề, coi thi, chấm thi theo quy chế 43.
5. Đây là một quy chế đào tạo mới theo hệ thống tín chỉ được thực hiện từ năm học 2008-2009, đề nghị Lãnh đạo các Khoa, Bộ môn phổ biến đến toàn thể giảng viên (kể cả giảng viên mời giảng) để thực hiện thống nhất, đồng bộ trong toàn trường.
6. Quy định tạm thời về đánh giá học phần đào tạo đại học hệ chính quy theo hệ thống tín chỉ được áp dụng từ năm học 2008-2009. Các quy định tạm thời trước đây trái với quy định này đều bãi bỏ.