Một số bệnh thường gặp:
Bệnh mụn rộp - herpes: Nếu trẻ sơ sinh bị nhiễm virus herpes ở thể nhẹ thì chỉ bị tổn thương một phần cơ thể. Nếu nặng, bệnh sẽ biểu hiện toàn thân với những nốt phỏng nhỏ. Virus có thể xâm nhập vào bên trong cơ thể, gây tổn thương các bộ phận như mắt, gan, lách, thậm chí cả não bộ. Những triệu chứng điển hình là trẻ ngủ lơ mơ suốt ngày, bú kém, hay quấy khóc, tiêu chảy, khó thở và có thể lên cơn giật. Những em bị nhiễm virus toàn thân có thể tử vong hoặc tàn phế vì di chứng não và mắt. Nếu qua khỏi, bệnh cũng có thể tái phát ở tuổi thiếu niên, nhưng chỉ gây tổn thương khu trú nếu được điều trị.
Bệnh u sùi ở cơ quan sinh dục: vì sự lây nhiễm virus gây u sùi có thể xảy ra ngay khi trẻ còn trong tử cung, nên việc mổ lấy thai cũng khó tránh nhiễm bệnh. Bệnh gặp nhiều nhất ở trẻ 2-5 tuổi, gây u sùi ở thanh quản, đôi khi ở khí quản và phổi. Đa số trường hợp mắc u sùi đều tự khỏi, song đôi khi bệnh tái phát, kể cả khi đã cắt bỏ phần cơ thể nhiễm bệnh. Có thể điều trị bệnh bằng tia xạ nhưng nguy cơ phát triển thành ung thư rất cao.
Bệnh nấm ở cơ quan sinh dục: Trẻ có thể nhiễm nấm từ mẹ trong khi sinh. Tuy bệnh không nghiêm trọng song làm cho trẻ khó chịu, quấy khóc. Nấm thường phát triển ở lưỡi và mặt trong má, thành từng đám trắng. Phương pháp điều trị hiện nay là dùng thuốc nystatin hoặc bôi ngoài da thuốc kem chống nấm theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa da liễu.
Bệnh do chlamydia: có thể gây viêm mắt trẻ sơ sinh (khoảng 2 tuần sau đẻ), viêm phổi và viêm ống tai. Nếu không được điều trị, dứt khoát, bệnh có thể trở thành mạn tính, dễ tái phát và để lại sẹo ở giác mạc. Chứng viêm phổi thường bộc lộ ở tuần lễ thứ 6 sau sinh với triệu chứng ho, thở gấp, nhưng không sốt. Nếu ho nhiều sẽ làm cho trẻ không bú được và không lên cân. Cần điều trị bằng erythromycine theo chỉ dẫn của thầy thuốc.
Bệnh trùng doi - trichomonas: Trẻ bị xuất huyết ở âm đạo hoặc ngứa âm hộ. Cần điều trị bằng metronidazole theo chỉ định của thầy thuốc.