Clopidogrel và ức chế bơm Proton H+

Quyết định này dựa trên 4 nghiên cứu công bố trên báo Clinical Pharmacology and Therapeutics ngày 09.15.2010 ở 282 người tình nguyện mạnh khỏe, nghiên cứu thiết kế chéo, ngẩu nhiên và có kiểm chứng với giả dược.

1. Clopidogrel (liều bắt đầu 300 mg và liều duy trì 75 mg/ ngày) và omeprazol 80 mg uống cùng 1 lần;
2. Clopidogrel ( liều bắt đầu 300 mg và liều duy trì 75 mg/ngày) và omeprazol 80 mg dùng 12 giờ sau;
3. Tăng liều clopidogrel lên 600 mg ban đầu, sau đó 150 mg/ngày cho liều duy trì và omeprazole 80 mg/ngày uống cùng với clopidogrel.
4. Clopidogrel liều bắt đầu 300 mg và 75 mg/ngày cho liều duy trì và pantoprazole 80 mg uống cùng 1 lần với clopidogrel.
Kết quả cho thấy lượng chất chuyển hóa có họat tính của clopidogrel là clopi-H4 giảm từ 40% đến 47% khi dùng chung với omeprazole và lượng clopidogrel không chuyển hóa (chưa có họat tính) tăng từ 37% lên 51%. Tiểu cầu kết tụ tối đa và tính dãn mạch đều tăng và tính ức chế tiểu cầu kết tụ giảm khi dùng chung với omeprazole. Tuy nhiên, khi dùng pantoprazole, lượng clopi-H4 giảm ít hơn chỉ còn 14%, và thay đổi về kết tụ tiểu cầu cũng như dãn mạch đều ít hơn so với những thuốc ức chế bơm proton khác.
Mặc dầu kết quả thí nghiệm cho thấy tương tác đáng kể giữa clopidogrel và thuốc chống bơm proton, trên lâm sàng lại không thấy như vậy, nên các bác sĩ phản đối và nghi ngờ quyết định của FDA quá vội-vả.
Ngày 21 tháng 9 năm 2010, một nghiên cứu khác của bệnh viện đại học Copenhagen ở Đan-mạch đăng trên báo Annals of Internal Medicine bảo dùng đồng thời thuốc chống bơm proton với clopidogrel không liên quan với bất cứ rủi ro nào về sự cố tim mạch so với những bệnh nhân chỉ dùng thuốc chống bơm proton.
Trong nghiên cứu này các nhà điều tra tìm nguy cơ kết quả nghịch về tim mạch liên quan với việc dùng chung PPI và clopidogrel so với dùng PPI một mình ở một số lớn bệnh nhân không chọn lọc nằm bệnh viện do nhồi máu cơ tim lần đầu.
Họ dùng ngân hàng dữ liệu của Đan-mạch để tìm tất cả bệnh nhân từ 30 tuổi trở lên và đã nằm bệnh viện vì nhồi máu cơ tim cấp giữa năm 2000 và 2006 và sống sót ít nhất 30 ngày.
Kết quả nghiên cứu chính là tập hợp nhập viện trở lại do nhồi máu cơ tim hay đột quỵ hay chết vì tim mạch. Bệnh nhân được khám mỗi tuần các ngày 7,14,21 và 30 sau nhồi máu cơ tim và 1 năm sau.
Trong số 56 406 bệnh nhân được phân tích, 9137 (16.2%) chết vì nguyên nhân tim mạch hay nằm bệnh viện trở lại do nhồi máu cơ tim hay đột quỵ. Clopidogrel liên quan với tỷ suất sự cố thấp hơn và PPI với tỷ suất cao hơn. Tỷ suất này cao nhất ở những bệnh nhân chỉ dùng PPI chứ không có clopidogrel (26.3%).
Nhìn chung, 43.8% bệnh nhân trong nghiên cứu dùng clopidogrel, 27.3% dùng thêm PPI. Tỷ số nguy cơ người dùng clopidogrel + PPI ngày 30 sau khi xuất viện là 1.29, trong khi tỷ số nguy cơ người dùng PPI không có clopidogrel là 1.29. Trên mặt thống kê, không thấy tương tác đáng kể giữa PPI và clopidogrel.
Tuy nhiên, với những người thông tim (PCI) người ta thấy có tương tác đáng kể giữa PPI và clopidogrel.
Tóm lại, trong nhóm PPI (thuốc chống bơm proton), pantoprazol ít có tương tác với clopidogrel. Trên mặt lâm sàng, tương tác chỉ đáng kể ở người được thông tim (PCI).