Đặt vấn đề:
Tần suất lao phổi và cả lao ngoài phổi, trong đó có lao ruột ở nước ta hiện tại còn cao. Bệnh cảnh lâm sàng này có biểu hiện đa dạng, không điển hình, chẩn đoán khó. Do đó nghiên cứu này nhằm mục tiêu khảo sát hệ thống một số đặc điểm lâm sàng và đặc biệt là nội soi của lao ruột.
Đối tượng và phương pháp nghiên cứu
Thực hiện trên 12 bệnh nhân lao ruột được chẩn đoán là lao ruột ở Bệnh viện Trường Đại học Y khoa Huế từ 4/2003-3/2005.
nội soi được thực hiện bằng máy Olympus CF-V/I
Các mẫu sinh thiết được nhuộm H E và đọc dưới vật kính với độ phóng đại 100 và 400điều trị thử bằng 4 thuốc (HERZ)
Kết quả:
Các triệu chứng thường gặp nhất là đau quặn bụng (100%), sút cân (100%), đi chảy(66.4%), đầy bụng (66.4%), mảng hố chậu phải (41.5%).
Các vị trí thương tổn thường gặp nhất là hồi tràng (83%) và manh tràng (74.1%).
Hình ảnh đại thể nội soi hay gặp thể loét nông, loét sâu, biến dạng van hồi manh tràng, hẹp lòng ruột, thương tổn dạng u hay dạng nốt với các tỷ lệ tương ứng là : 50%; 57,1%; 50%; 66,4%, 33,2% và 33,2%.
Về mặt giải phẫu bệnh lý thì hay gặp tổn thương thâm nhiễm lympho chiếm ưu thế (66,4%), u hạt và hoại tử bã đậu (16,6%) và chỉ có duy nhất phát hiện 1 trường hợp BK dương tính (8,3%).
Kết luận:
Bệnh cảnh lâm sàng của lao ruột thật sự đa dạng và không đặc hiệu. Cần có một sự phối hợp tốt bệnh sử, khám lâm sàng và nội soi để có thể chẩn đoán sớm và chính xác.