Quy định làm đề cương luận văn/ luận án chuyên khoa cấp II
(Biểu mẫu)
(Phụ lục 30a: Quy định làm đề cương luận văn/ luận án chuyên khoa cấp II)
VỀ MỘT SỐ YÊU CẦU, QUY ĐỊNH THỰC HIỆN
ĐỀ CƯƠNG LUẬN VĂN/ LUẬN ÁN NĂM……….
Để đảm bảo tính thống nhất khi viết đề cương luận văn/luận án đối với học viện CH, BSNTBV & CKII. Trường đã dựa vào hướng dẫn của Bộ Giáo dục và Đào tạo để đưa ra những điểm quy định chung nhất cho học viên tham khảo khi viết đề cương như sau:
I.HÌNH THỨC
Một bản đề cương trình bày theo trình tự sau:
1.Bìa
2.Ký hiệu viết tắt (nếu có).
3.Mục lục
4.Phần mở đầu (Đặt vấn đề): 1-2 trang
5.Tổng quan tài liệu: 5-8 trang
6.Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: 3-4 trang
7.Dự kiến kết quả:1/2 trang
8.Kế hoạch thực hiện: 1/2trang
9.Tài liệu tham khảo: 12-15 tài liệu.
10.Protocol nghiên cứu .
Danh mục tài liệu tham khảo:Các tài liệu tham khảo phải được xếp riêng theo từng khối tiếng (Việt, Anh, Pháp, Đức, Nga,…). Trình tự sắp xếp danh mục tài liệu tham khảo trong từng khối tiếng theo nguyên tắc thứ tự bảng chữ cái.
Tên tác giả trong nước thì thứ tự bảng chữ cái được lấy theo TÊN chứ không phải theo HỌ, nhưng vẫn viết họ và tên đệm trước.
Tên tác giả nước ngoài được xếp theo HỌ (kể cả các tài liệu đã dịch ra tiếng Việt và xếp ở khối tiếng Việt).
Các tài liệu không có tác giả thì xếp theo tên từ đầu của tên tài liệu.
Các tài liệu tham khảo khi liệt kê vào danh mục phải đầy đủ các thông tin cần thiết và theo trình tự sau:
Số thứ tự .Họ tên tác giả, tên tài liệu (in nghiêng), nguồn ( tên tạp chí, tập, số, năm, hoặc tên nhà xuất bản, nơi xuất bản), trang ( hoặc sốï trang đối với sách ).
Số thứ tự được đánh liên tục tư ì1 đến hết qua tất cả các khối tiếng.
Cách ghi trích dẫn: con số thứ tự của tài liệu tham khảo là ký hiệu thay cho địa chỉ chi tiết của sách, bài báo đó và được chỉ ra khi được trích dẫn ở phần nội dung chính của luận văn/ luận án.
- Tài liệu tham khảo chỉ có giá trị khi được trích dẫn trong luận văn/ luận án, các tài liệu không có trích dẫn lần nào trong luận văn/ luận án là không hợp lệ.
Đối với tài liệu khi trích dẫn chỉ cần đặt số thứ tự của bài đó trong ngoặc vuông [ ], ví dụ [19 ]. Đối phần được trích dẫn từ nhiều tài liệu khác nhau, số thứ tự của các tài liệu được đặt độc lập trong từng ngoặc vuông, vi dụ [6], [12], [27].
Cách viết tài liệu tham khảo
Tiếng Việt
1.Quách Ngọc Ân (1992), “ Nhìn lại hai năm phát triển lúa lai”, Di truyền học ứng dụng, 98 (1), tr. 10-16.
2.Bộ Nông nghiệp và PTNT (1996), Báo cáo tổng kết 5 năm (1992-1996) phát triển lúa lai, Hà Nội.
3.Nguyễn Hữu Đống, Đào Thanh Bằng, Lâm Quang Dụ, Phan đức Trực (1997), Đột biến-Cơ sở lý luận và ứng dụng,Nxb Nông nhiệp, Hà Nội.
Tiếng Anh
28.Anderson J.E. (1985), The Relative Inefficiency of Quota, The Cheese Case, American Economic Review, 75(1),pp.178-90.
29.Borkakati R.P.,Virmani S.S. (1997), Genetics of thermosensitive genic male sterility in Rice, Euphytica 88,pp. 1-7.
30.Institute of Economics (1988), Analysis of Expenditure Patern of Urban Households in Vietnam, Departement of Economics, Economic Research Report, Hanoi.
II. MỘT SỐ QUY ĐỊNH CHUNG KHÁC
2.1.Đánh số thự tự chương, mục và tiểu mục chỉ sử dụng hệ thống số Arập, đánh theo luỹ tiến ( không dùng số La Mã, không dùng ký tự A,B,C…).Ví dụ :
Chương 2
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Đối tượng
2.1.1.Tiêu chuẩn chọn bệnh
2.1.2.Tiêu chuẩn loại trừ
2.2. Phương pháp nghiên cứu
2.2.1.Thiết kế nghiên cứu
2.2.2. Phương pháp chọn mẫu
2.2.Bảng biểu đánh số thứ tự theo chương (thí dụ Bảng 1.1, bảng 1.2… nghĩa là bảng số 1 và 2 của chương 1), tên bảng để trên bảng, còn tên ảnh và hình, biểu đồ , đồ thị để dưới ảnh, hình, biểu đồ hay đồ thị tương ứng. Bảng biểu, đồ thị, ảnh được đánh số thứ tự riêng theo từng loại. Các số liệu trong bảng phải có đơn vị đo, các trục của biểu đồ và đồì thị cũng phải có tên và thang đo. Các ảnh phải ghi rõ xuất xứ (bệnh nhân, số bệnh án, mẫu triêu bản…)
2.3. Khổ giấy:
Thống nhất dùng giấy trắng khổ A4 ( 210 x 297 mm).
2.4. Đặt lề : Để cân đối , đẹp khi đóng xong luận án nên đặt lề như sau:
Lề trên, dưới: 3 cm.
Lề trái: 3,5 cm; lề phải: 2cm.
2.5. Chử viết: luận văn /luận án được in vi tính trên một mặt của tờ giấy. Phông chữ Times New Roman, cở chữ 13. Các chương chữ in, còn các đề mục chữ thường với cở chữ 14 in đậm. Mỗi trang 26 – 28 dòng, trong vi tính đặt dãn dòng 1,5 LINE. Các bảng biểu trình bày theo chiều ngang khổ giấy thì đầu bảng là lề trái của trang.
2.6. Cách viết tên chương, mục, tiểu mục: Tên chương, mục và tiểu mục cần được viết thống nhất cho mỗi loại về kiểu chữ, khổ chữ và độ đậm nhạt… Sự thống nhất này được thực hiện trong suốt luận văn/ luận án. Tên chương được viết trên đầu trang mới, dưới tên chương nên để trống 2 dòng. Không để tên mục, tiểu mục ở cuối chân trang.
2.7. Trình bày ký hiệu viết tắt: Chữ cần viết tắt khi xuất hiện lần đầu trong luận án được viết đầìy đủ và liền đó đặt ký hiệu viết tắt của chữ đó trong ngoặc đơn. Ký hiệu viết tắt phải được dùng thống nhất trong toàn luận văn /luận án. Không viết tắt trong phần mục lục, đặt vấn đề và kết luận.
2.8. Vị trí ghi số trang: Số thứ tự của trang được ghi ở chính giữa lề trên hoặc lề dưới, hoặc ở góc phải lề trên hoặc lề dưới đều được. Song phải thống nhất cho mọi trang của luận văn/ luận án.
III. YÊU CẦU VỀ NỘI DUNG CỦA TỪNG PHẦN
3.1. Đặt vấn đề: Có 2 ý chính
- Lý do chọn đề tài: Trình bày tóm tắt đề tài này xuất phát từ cơ sở lý luận và thực tiễn nào đó là những lý do chính để dẫn dắt tác giả chọn đề tài.
- Mục tiêu của luận văn/ luận án: Thường từ 2 đến 3 mục tiêu, các mục tiêu này phải có liên quan chặt chẽ với nhau.
3.2. Chương Tổng quan tài liệu: Những điều cần trình bày là:
- Các mốc lịch sử liên quan đến chủ đề luận văn/ luận án, trình bày thứ tự theo mốc thời gian.
- Những nghiên cứu của những tác giả trong nước và trên thế giới về từng nội dung của luận văn/ luận án. Cần nêu những kiến thức mới về nội dung, phần này tạo nên kết quả thu thập thông tin theo kiểu quy nạp: Theo trường phái, theo địa phương, hoặc theo các nguyên tắc kỹ thuật khác nhau. Thông qua từng mục trong phần tổng quan, tác giả nêu bật những điều còn khuyết hỗng hoặc những điều mâu thuẩn chưa được giải quyết triệt để trong lý thuyết hay thực hành, đó chính là nguyên nhân dẫn dắt tác giả đến việc thực hiện nội dung của luận văn/ luận án.
3.3. Chương Đối tượng và phương pháp nghiên cứu
3.3.1 Đối tượng:
- Các đối tượng, lý do chọn đối tượng.
- Cỡ mẫu chọn( nếu có)
- Tiêu chẩn chọn.
- Cách chọn.
3.3.2. Nêu rõ phương pháp nghiên cứu:
- Nghiên cứu trên thực nghiệm, nghiên cứu trên lâm sàng, nghiên cứu về dịch tễ học hay cộng đồng…
3.3.3. Không gian và thời gian nghiên cứu
3.3.4. Các kỹ thuật thực hiện: Phải mô tả chi tiết
- Nguyên tắc
- Tác giả của kỹ thuật
- Hóa chất, các kit (hãng sản xuất, số catalogue, thời gian sử dụng) và các thiết bị máy móc.
- Quy trình kỹ thuật các bước tiến hành.
- Cách đánh giá và nhận định kết quả
3.3.5 Các thuật toán thống kê được thực hiện trong luận văn
3.4.Dự kiến kết quả: Theo mục tiêu đề tài đề ra
3.5.Kế hoach thực hiện:Nêu rõ mốc thời gian (Thu thập tài liệu,viết đề cương, thông qua đề cương, thu thập số liệu, xử lý só liệu, viết luận văn/luận án
Người thực hiện
(ký tên )
Người hướng dẫn khoa học
(ký tên )
Trưởng bộ môn
(ký tên )
Thư ký Hội đồng
(ký tên )
Chủ tịch Hội đồng
(ký tên )